Quy trình đổ bê tông đúng cách ở đây giúp bạn nắm rõ kỹ thuật đổ bê tông sàn, móng, cột, dầm và còn làm nâng cao chất luợng công trình. Bởi vậy, việc nắm rõ những thông tin này là điều rất cần thiết trong quá trình xây dựng của bạn.
1. Đổ bê tông là gì?
Bê tông là một hỗn hợp nhân tạo được hình thành lên nhờ việc trộn các chất: Xi măng, nước, nhựa đường, phụ gia xây dựng, đá, sỏi lại với nhau theo một tỷ lệ nhất định. Hiểu đơn giản đổ bê tông chính là hiện tượng trộn các thành phần này lại với nhau để liên kết tạo thành một khối đá cứng và rắn.
Đổ bê tông là một quá trình được ứng dụng phổ biến, đặc biệt là trong các công trình xây dựng. Người ta phân ra thành nhiều loại như:công tác đổ bê tông móng, dầm sàn hay đổ bê tông cột.
Nghe thì có vẻ giống nhau nhưng thực chất kỹ thuật đổ bê tông sàn, cột và móng là hoàn toàn khác nhau. Bởi mỗi loại sẽ kết hợp với các thành phần, sử dụng máy móc cũng như có tỷ lệ trộn khác nhau. Hơn nữa, mỗi loại bê tông lại có phương án thực hiện và những đặc điểm khác nhau, không loại nào giống loại nào.
2. Hướng dẫn cách đổ bê tông chi tiết
Để đảm bảo kết cấu công trình được bền vững và đảm bảo, thì việc áp dụng các kỹ thuật đổ bê tông là điều rất cần thiết.
Quy trình đổ bê tông móng
Móng phải thật chắc chắn thì công trình xây dựng mới an toàn và chất lượng. Vì vậy, đây là khâu đặc biệt quan trọng.
Đầu tiên, đặt lưới thép móng vào đúng vị trí theo quy định. Bạn cần phải đặt lưới thép đúng phương theo bản vẽ cốt thép móng quy định để không làm giảm tính an toàn của công trình.
Khi bê tông đã được chuyển đến, tại vị trí móng sẽ đổ hoặc bơm bê tông vào. Bê tông sau khi đổ cần phải đảm bảo có mặt phẳng nhẵn và tạo được đổ dốc cho bê tông. Kỹ thuật đổ bê tông móng là xa trước gần sau và sử dụng gỗ đóng theo hình dạng của móng để kiểm tra.
Trong lúc thi công cần lưu ý một số vấn đề sau:
Đầm dùi thật kỹ và trộn đều các thành phần để bê tông được phân bố đều hết trong toàn bộ kết cấu.
Không đứng trực tiếp lên thành cốp pha để tránh tình trạng sai lệch vị trí cốt pha hoặc cốt thép.
Không để hố móng ngập trong nước tránh làm giảm chất lượng của xi măng khối bê tông sẽ bị suy giảm.
Kỹ thuật đổ bê tông sàn
Sàn là một mặt phẳng ngang chịu lực có cấu tạo gần giống như một tấm lưới vuông. Sàn có mặt cắt ngang rộng nhưng lại có chiều dày nhỏ nên không cần cốt thép khung và đai. Thông thường, chiều dày của sàn khoảng từ 8 – 10cm. Đổ theo hướng giật lùi và theo một lớp giúp tình trạng phân tầng sẽ không xảy ra.
Việc này thường không yêu cầu chống thấm và chống nóng. Tuy nhiên, sàn lại là phần chịu lực chính, vì vậy cần phải được thực hiện cẩn thận và phải tuân thủ việc bảo dưỡng để không bị nứt nẻ theo thời gian sử dụng.
Quy trình đổ bê tông sàn phải chia mặt thành từng dải, mỗi dải rộng từ 1 – 2m. Sau đó đổ lần lượt từng dải,dải chính rồi tiếp đến các dải tiếp theo. Khi đổ cần phải lần lượt,dải đầu rồi mới đổ sang dải tiếp theo. Ngoài ra,cần phải để xa sàn,dầm chính ít nhất 1m và dầm cách mặt trên cốp pha sàn từ 5 – 10cm. Cần chú ý sử dụng đầm dùi để dùi chặt bê tông giúp cho bê tông dính kết chặt lại với nhau hơn.
Nguyên tắc là đổ từ vị trí thấp so với các phương tiện vận chuyển bê tông tới và đường vận chuyển bê tông phải cao hơn kết cấu công trình. Ngoài ra, bạn cần phải đổ từ vị trí xa nhất so với vị trí tiếp nhận nguyên liệu sau đó lùi dần về vị trí gần hơn. Lưu ý: Khi đổ bê tông 2 đầu và các góc cần tránh không được để nước động lại.
Cách đổ cột bê tông
Đầu tiên đưa bê tông vào khối rồi thông qua máng để đổ qua cửa sổ. Quá trình đổ cột bê tông chiều cao rơi tự do của bê tông khoảng từ 1,5 – 2m.
Tiếp theo, đưa dầm vào trong theo hướng thẳng đúng rồi dùng đầm dùi để đầm. Đầm dùi tạo chiều sâu mỗi lớp bê tông khoảng 30 – 50cm là hợp lý. Thông thường, thời gian đầm sẽ trong khoảng 20 – 40s. Lưu ý: cần tránh làm sai lệch cốt thép.
Đối với công trình xây dựng kết cấu có cửa, khi đổ đến vị trí có cửa sổ cần phải bịt lại sau đó mới tiếp tục đổ phần trên.Cách đổ cột bê tông lớp dưới cần chú ý đổ 1 lớp vữa xi măng dày khoảng 10 – 20cm trước. Bởi nếu không làm như vậy, khi trộn bê tông cột lớp dưới cột sẽ thường bị rỗ do các cốt liệu to thường ứ đọng ở đáy.
Công tác đổ bê tông dầm sàn
Thông thường, đối với công trình thi công nhà dân dụng, KPM sẽ tiến hành đổ bê tông dầm sàn cùng với nhau. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt thì sẽ đổdầm riêng và sàn riêng. Nênđổ theo kiểu bậc thang, từng đoạn xa nhau khoảng 1m.
Cách đổ trụ bê tông
Khi đổ bê tông toàn khối dầm và sàn có liên kết với cột thì cần chú ý: Đổ cột cách mặt đáy dầm từ 3 – 5cm thì phải ngừng lại khoảng 1 – 2 tiếng sau đó mới đổ tiếp. Mục đích của việc ngừng lại này là để cho bê tông có đủ thời gian co ngót lại. Thông thường, để đảm bảo quá trình thi công đạt hiệu quả cao nhất thì cần được tách làm 2 giai đoạn:đổ cột và ghép cốp pha dầm và sàn.
3. Lưu ý khi đổ bê tông
Trước khi thực hiện công việc này cũng cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Chiều cao rơi tự do của bê tông không được vượt quá 2m để tránh tình trạng phân tầng bê tông.
- Đổ bê tông theo đúng trình tự: xa trước gần sau, từ trong ra ngoài, thấp đến cao từng lớp một.
- Tiến hành thi công khi thời tiết tốt, nắng ráo, không nên đổ vào những hôm thời tiết ẩm ướt hoặc có mưa.
- Đổ trụ cột cần có chiều cao nhỏ hơn 5m và chiều cao tường nhỏ hơn 3m thì nên đổ bê tông liên tục.
- Cần tiến hành bảo dưỡng bê tông sau khi đổ để đảm bảo kết cấu hỗn hợp không bị bốc hơi nước và để hạn chế những tác động có thể ảnh hưởng đến bề mặt sàn.
- Sau khi hình khối đã được định sẵn nên phủ 1 lớp vật liệu để chống ẩm cho bề mặt bê tông.
- Bảo dưỡng thành công bề mặt bê tông và khi bê tông đã đạt độ ninh kết nhất định thì có thể tiến hành thi công tiếp. Tùy thuộc vào loại đổ bê tông và thời tiết mà thời gian thi công lại sẽ có sự thay đổi. Đối với thi công sàn, thông thường mùa hè sẽ là sau 1,5 ngày và mùa đông là khoảng 3 ngày.
Hy vọng với những thông tin về quy trình đổ bê tông sàn, dầm, cột đúng cách mà chúng tôi tổng hợp lại được. Các bạn hãy tham khảo để có thêm kinh nghiệm cho bản thân nhé. Mọi vấn đề thắc mắc nào khác xin vui lòng liên hệ tới số hotline để được hỗ trợ.